Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the it-l10n-ithemes-security-pro domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /home/unescoceporgvn/unesco-cep.org.vn/public_html/wp-includes/functions.php on line 6114

Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the wordpress-seo domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /home/unescoceporgvn/unesco-cep.org.vn/public_html/wp-includes/functions.php on line 6114

Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the bunyad domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /home/unescoceporgvn/unesco-cep.org.vn/public_html/wp-includes/functions.php on line 6114
Tự hào hành trình 30 năm phụng sự của Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam | UNESCO-CEP

Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam thành lập ngày 3 tháng 8 năm 1993 theo khuyến nghị của Tổng Giám đốc UNESCO. Liên hiệp là cánh tay nối dài công tác UNESCO của nhà nước trong nhân dân, có nhiệm vụ thực hiện các chương trình đối ngoại nhân dân và ngoại giao văn hóa, thúc đẩy việc truyền bá các mục tiêu, các chương trình hoạt động gắn với các lĩnh vực chuyên môn thuộc thẩm quyền của UNESCO là giáo dục, khoa học, văn hóa và thông tin tuyền thông, thông qua đó góp phần nâng cao dân trí, phát triển đất nước, tăng cường hiểu biết, hữu nghị và hợp tác giữa các dân tộc, vì sự nghiệp bảo vệ hòa bình thế giới.

Ra đời trong bối cảnh Việt Nam đang bước vào giai đoạn đổi mới, trong xu thế hội nhập và tăng cường hợp tác quốc tế, Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam phải đối mặt với những khó khăn nhất định khi đất nước vừa mới bước qua thời kỳ khó khăn nhất và bước vào thời kỳ “mở cửa”, các hoạt động xã hội phi chính phủ còn hết sức mới mẻ và lạ lẫm. Vượt qua những thử thách của buổi ban đầu, với những bước đi đúng đắn, vững chắc, trong 30 năm qua, Liên hiệp đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ trên tất cả các mặt, góp phần đóng góp vào những biến chuyển lớn lao hòa chung với sự phát triển của đất nước.

Phát triển rộng rãi mạng lưới hội viên và quần chúng ủng hộ những tiêu chí của UNESCO

Từ những ngày đầu vào thời điểm thành lập vào năm 1993 chỉ có một câu lạc bộ UNESCO thí điểm với số lượng thành viên ít ỏi, hôm nay Liên hiệp đã phát triển một mạng lưới gồm hơn 130 đơn vị cơ sở là các Câu lạc bộ, Trung tâm UNESCO chuyên đề, Hội UNESCO tỉnh thành, các đoàn nghệ thuật, các chương trình, dự án.

Nhờ tiêu chí và hình ảnh tốt đẹp của UNESCO, phong trào UNESCO tại Việt Nam được đông đảo trí thức, nhân dân quan tâm và ủng hộ nhiệt tình. Số lượng hội viên cá nhân của Liên hiệp liên tục tăng qua từng năm, phát triển rộng khắp cả ba miền Bắc – Trung – Nam, cả ở các thành phố lớn và các vùng nông thôn xa xôi hẻo lánh. Tính đến nay Liên hiệp đã kết nạp trên 14 ngàn hội viên chính thức mà chủ yếu là lực lượng trí trức Việt Nam. Họ là hạt nhân cho một phong trào quần chúng rộng lớn với khoảng 150 ngàn hội viên tham gia đều đặn vào hoạt động do Liên hiệp và các đơn vị cơ sở của Liên hiệp tổ chức.

So với nhiều nước có Phong trào UNESCO trong nhân dân, Việt Nam là một trong số rất ít các quốc gia phát triển đầy đủ các mô hình Câu lạc bộ, Trung tâm và cả Hội UNESCO. Về nội dung hoạt động, rất hiếm các Hiệp hội UNESCO quốc gia trên thế giới phát triển Phong trào ở trên cả 4 lĩnh vực chuyên môn thuộc thẩm quyền của UNESCO. Do đó hoạt động của Liên hiệp có thể coi là điểm sáng trong mạng lưới phong trào UNESCO thế giới khi phát triển cân đối và hài hòa trên cả 4 lĩnh vực Văn hóa – Khoa học – Giáo dục – Thông tin và Truyền thông. Các đơn vị cơ sở của Liên hiệp có nội dung hoạt động vô cùng phong phú, đa dạng, năng lực tổ chức tốt và chủ động cao trong công việc, vừa huy động tốt lực lượng hội viên tham gia, vừa tranh thủ được sự hợp tác của các tổ chức khác trong xã hội. Cùng với sự trưởng thành về năng lực và kinh nghiệm hoạt động, nhiều đơn vị đã mở rộng tổ chức và phạm vi hoạt động ra nhiều địa phương trên cả nước, tạo nên sự phát triển chung của mạng lưới UNESCO trong cộng đồng tại Việt Nam.

Tự hào hành trình 30 năm phụng sự của Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam ảnh 1

Quang cảnh Hội nghị.

Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách và từng bước tổ chức bộ máy quản lý, điều hành chuyên nghiệp

Trong những năm đầu mới thành lập, Liên hiệp tổ chức bộ máy điều hành theo cơ chế kiêm nhiệm và tình nguyện, không có cán bộ chuyên trách, hoạt động mang tính tập hợp phong trào tự phát là chính.

Hội nghị Ban chấp hành tháng 8/1996 đã tháo gỡ những bế tắc của Liên hiệp và đưa ra những giải pháp căn bản để khắc phục những khó khăn và tồn tại lúc đó của tổ chức. Một trong những biện pháp căn bản và quyết định đó là xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách và từng bước tạo dựng một bộ máy điều hành chuyên nghiệp phục vụ cho công tác điều phối Phong trào UNESCO trên cả nước. Với một tổ chức không được cấp ngân sách hoạt động, đây quả thực là một thách thức không nhỏ mà ban lãnh đạo Liên hiệp phải vượt qua. Trước tình hình đó Ban Chấp hành Liên hiệp đã bình tĩnh từng bước kiện toàn tổ chức, xây dựng và ban hành một hệ thống quy chế hướng dẫn hoạt động, cơ chế gây dựng ngân sách cho tổ chức, thực hiện việc tuyển dụng cán bộ bên cạnh việc vận dụng cơ chế làm việc kiêm nhiệm và tự nguyện để dần củng cố bộ máy điều hành của Liên hiệp.

Kể từ khi thành lập, Liên hiệp đã trải qua 6 kỳ đại hội toàn quốc vào các năm 1993, 2000, 2006, 2010, 2015, 2020 và 1 đại hội bất thường năm 2008. Ban Chấp hành Liên hiệp mỗi nhiệm kỳ đều tập hợp được bộ máy nhân sự đủ phẩm chất, năng lực, uy tín ở nhiều độ tuổi, nhiều chuyên ngành, lĩnh vực hoạt động, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của Liên hiệp trong từng giai đoạn.

Để áp sát hơn vào thực tiễn và đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội, Liên hiệp luôn luôn mạnh dạn điều chỉnh, đổi mới về cách thức vận hành tổ chức, phương hướng hoạt động, cho phù hợp với thời đại để cùng phát triển.

Năm 2008, việc sửa đổi Điều lệ lần thứ 1 và đổi tên Hiệp hội các Câu lạc bộ UNESCO Việt Nam thành Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam là một bước ngoặt quan trọng, không chỉ đáp ứng mong mỏi của hàng ngàn hội viên sau hơn 10 năm hoạt động mà còn phù hợp với tình hình và xu thế phát triển của Phong trào UNESCO tại Việt Nam và trên thế giới.

Năm 2016, Liên hiệp được Bộ Nội vụ cho phép sửa đổi bổ sung Điều lệ của Liên hiệp lần thứ 2. Đây là nền tảng để Liên hiệp tiếp tục ổn định hoạt động và tạo đà phát triển trong tương lai, giúp Liên hiệp đáp ứng kịp thời yêu cầu hoạt động, nhu cầu xã hội, nguyện vọng của quần chúng nhân dân trong tình hình mới.

Với vai trò là cơ quan điều phối hoạt động của các đơn vị cơ sở, Liên hiệp luôn theo sát để hướng dẫn và hỗ trợ kịp thời các chương trình, hoạt động của các đơn vị trực thuộc Liên hiệp ở nhiều tỉnh thành, đảm bảo ổn định về tổ chức, tuân thủ các quy định của pháp luật và chính quyền địa phương. Qua hàng trăm các hoạt động lớn nhỏ do các đơn vị cơ sở của Liên hiệp tổ chức mỗi năm, hình ảnh của UNESCO đã trở nên gần gũi hơn với cộng đồng và đem lại nhiều kết quả thiết thực

Nâng cao vị thế của Việt Nam trong mạng lưới khu vực và quốc tế với đóng góp chung cho sự phát triển của phong trào CLB UNESCO

Cùng với sự phát triển của cả nước và hội nhập quốc tế, hoạt động quan hệ và hợp tác quốc tế trong nhiều năm qua đã được Liên hiệp quan tâm đẩy mạnh. Với tư cách là thành viên chính thức của mạng lưới UNESCO phi chính phủ khu vực Châu Á – TBD và thế giới, Liên hiệp luôn luôn khắc phục khó khăn để hòa nhập vào các hoạt động của mạng lưới phong trào UNESCO quốc tế nhằm quảng bá cho hình ảnh đất nước và con người Việt Nam với quốc tế, với hàng triệu hội viên phong trào UNESCO trên toàn thế giới.

Tuy ra đời muộn so với nhiều nước, nhưng từ năm 2000 trở đi Liên hiệp luôn được Liên hiệp UNESCO Khu vực và Liên hiệp Thế giới đánh giá là một trong những tổ chức tiêu biểu nhất ở khu vực và thế giới. Từ năm 1997 đến nay Liên hiệp đã cử đại biểu tham gia hàng trăm hội nghị và hoạt động quốc tế quan trọng do mạng lưới UNESCO phi chính phủ thế giới tổ chức trong điều kiện tự túc kinh phí, đón gần 100 đoàn đại biểu quốc tế đến thăm, trao đổi kinh nghiệm hoạt động.

Với uy tín quốc tế và ảnh hưởng tích cực của Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam đối với phong trào UNESCO phi chính phủ quốc tế, Việt Nam đã tạo được tín nhiệm cao và được bầu vào các vị trí quan trọng của mạng lưới khu vực và thế giới như Phó Chủ tịch Liên hiệp UNESCO châu Á-TBD, Phó Chủ tịch Liên hiệp UNESCO Thế giới, thành viên ủy Ban trù bị cải cách UNESCO-WFUCA, Tổng thư ký Liên hiệp UNESCO Thế giới.

Bằng sáng kiến và khả năng vận động xã hội hoá, Liên hiệp đã tổ chức thành công một số sự kiện quốc tế quan trọng như đăng cai tổ chức Kỳ họp lần thứ 14 Ban chấp hành Liên hiệp UNESCO Châu Á – Thái Bình Dương, Đại hội thế giới lần thứ 8 và Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Liên hiệp UNESCO Thế giới, phát động Cuộc thi Quốc tế tìm hiểu “Hà Nội ngàn năm văn hiến – Thành phố vì Hòa bình”, v.v… Thành công của các sự kiện này đã vượt ngoài mong đợi của các nước tham dự, được tổ chức UNESCO và các bạn quốc tế đánh giá cao, để lại những ấn tượng sâu sắc về đất nước và con người Việt Nam.

Việt Nam là một trong những quốc gia hàng đầu trong khu vực tích cực hưởng ứng và tham gia các chương trình do Liên hợp quốc, UNESCO và Liên hiệp UNESCO Thế giới phát động như “Thập kỷ Giáo dục vì sự Phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc” (2005-2014), “Thập kỷ Quốc tế sự xích lại gần nhau giữa các nền văn hoá của UNESCO (2013-2022)” với những luận điểm liên quan đến Chủ nghĩa nhân văn mới – là những nội dung rất quan trọng liên quan đến việc củng cố nền tảng của hoà bình và hợp tác quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay. Đặc biệt, kể từ năm 2013 đến nay Liên hiệp đã liên tiếp đăng cai tổ chức thành công rực rỡ chuỗi 7 Hội nghị quốc tế xoay quanh chủ đề “Đạo đức toàn cầu” do Liên hiệp UNESCO Thế giới phát động nhằm hưởng ứng chiến lược Phát triển bền vững do Liên Hợp quốc và UNESCO đề xướng.

Tự hào hành trình 30 năm phụng sự của Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam ảnh 2

Các đại biểu tham dự hội nghị.

Vận dụng một cách sáng tạo các nguồn lực xã hội, phát huy tiềm năng của quần chúng trong cộng đồng đóng góp cho công tác UNESCO và cho sự nghiệp phát triển đất nước

Hoạt động UNESCO trải rộng trên 4 lĩnh vực có tính chất bao trùm và liên ngành gồm Văn hóa, Giáo dục, Khoa học và Thông tin – Truyền thông là những lĩnh vực thường đòi hỏi nguồn lực rất lớn và khả năng tổ chức cao. Trong khi các hoạt động của Liên hiệp lại phải tuân thủ những tiêu chí nghiêm ngặt của UNESCO. Vậy, làm thế nào để hoạt động hiệu quả? Làm thế nào để tập hợp được nhân dân tham gia? Làm thế nào để huy động được các nguồn lực thực hiện nhiệm vụ của Liên hiệp? … Đó là những trăn trở, tìm tòi và thử nghiệm trong suốt 30 năm qua của Liên hiệp.

Vượt qua những mâu thuẫn và trở ngại do hoàn cảnh, Liên hiệp cùng các đơn vị thành viên của mình đã tổ chức thành công hàng ngàn hoạt động có ý nghĩa, có giá trị cao về mặt giáo dục truyền thống, ý thức công dân, tinh thần quốc tế cho cộng đồng. Những hoạt động này đã đem lại sự hào hứng, phấn chấn cho hàng vạn quần chúng, hướng họ đến với những tiêu chí tiến bộ của UNESCO.

Từ phong trào luyện tập dưỡng sinh (thái cực, khí công, yoga, thiền,…) phát triển tại hầu hết các tỉnh thành trên cả nước với hàng trăm ngàn người tham gia, đến chương trình “Truyền bá tư tưởng yêu nước và chủ nghĩa nhân văn của Trần Nhân Tông và Hồ Chí Minh” với trên 20 Câu lạc bộ mang tên Trần Nhân Tông ở trong nước và 06 Câu lạc bộ “Trần Nhân Tông” ở Châu Âu và Châu Mỹ, các CLB nghiên cứu sưu tầm cổ vật, triển lãm mỹ thuật, giao lưu văn học – nghệ thuật, nghiên cứu văn hóa dân gian (quan họ – ca trù,..), nghiên cứu về ẩm thực, bảo tồn di tích – di sản, dịch và xuất bản hàng chục đầu sách quý giá giới thiệu tri thức tiến bộ của nhân loại thông qua các ấn phẩm của Chương trình Tầm nhìn UNESCO, hay như sinh hoạt của các môn phái võ thuật dân tộc, các câu lạc bộ về văn hóa gia đình, dòng họ, các hội thảo và chuyên đề, các chương trình giáo dục thuộc hệ phi chính quy, bồi dưỡng kiến thức về giá trị sống, phát huy năng lực bản thân, các hoạt động hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cộng đồng, sản xuất phim ảnh v.v… đều là những hoạt động thành công, mang lại những giá trị văn hoá – xã hội sâu sắc.

Một trong những thành tựu nổi bật và đáng tự hào nhất của Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam trong 30 năm hoạt động là sự thành công của hai cơ quan ngôn luận chính thức của Liên hiệp – Tạp chí “Ngày Nay” bản in và Tạp chí điện tử Ngày Nay Online. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam là tổ chức duy nhất trong mạng lưới các nước có phong trào UNESCO phi chính phủ trên thế giới có hai cơ quan ngôn luận riêng hoạt động theo cơ chế báo chí chuyên nghiệp. Tạp chí Ngày Nay bản in là tờ tuần báo miễn phí duy nhất ở Việt Nam in hàng vạn bản mỗi tuần, tức trên dưới 1 triệu bản/năm được phát miễn phí cho cộng đồng, cùng với Tạp chí điện tử Ngày Nay đã không ngừng bám sát các chương trình, mục tiêu công tác UNESCO của Nhà nước, thiết thực góp phần một cách có hiệu quả vào việc tuyên truyền cho các mục tiêu công tác UNESCO, cung cấp thông tin lành mạnh, chính thống để góp phần nâng cao hiểu biết của quần chúng về UNESCO, định hướng cho đại chúng nhận thức đúng đắn liên quan đến phát triển tri thức và văn hóa.

Các hoạt động của Liên hiệp trong 30 năm qua hầu hết xuất phát từ nhu cầu và sáng kiến của quần chúng, do quần chúng thực hiện dưới sự bảo trợ, hướng dẫn của Liên hiệp theo những tiêu chí của UNESCO. Để đạt được kết quả này, Liên hiệp đã thực hiện chủ trương mở rộng cửa để tất cả những ai yêu mến UNESCO đều có thể tham gia. Mái Nhà Chung của Liên hiệp luôn chào đón đông đảo những trí thức, doanh nhân, văn nghệ sĩ, các nhà khoa học dù đương chức hay về hưu. Chính họ đã cần mẫn đóng góp từng viên gạch để tạo nên hàng ngàn hoạt động lớn nhỏ do Liên hiệp bảo trợ và thực hiện suốt 30 năm qua, đóng góp vào sự nghiệp phát triển đất nước và góp phần vun đắp “thành trì của hòa bình” theo tôn chỉ của Tổ chức UNESCO.

Bên cạnh đó, để bảo đảm hoạt động thành công và đem lại ý nghĩa thiết thực cho xã hội, Ban Chấp hành Liên hiệp chủ trương hạn chế triển khai các hoạt động theo chiều hướng nghề nghiệp, hoặc lặp lại, lấn sân các lĩnh vực hoạt động mà các cơ quan, các ngành, các tổ chức nghề nghiệp khác đang thực hiện. Thay vào đó Liên hiệp luôn cố gắng đem các hoạt động của hội viên bù đắp vào các khoảng còn trống mà xã hội đang cần, vào những khu vực mà các ngành còn bỏ hoang để làm cho chúng trở nên xanh tốt, thiết thực và có ý nghĩa. Nhờ vậy mà màu sắc hoạt động của Liên hiệp thường xuyên thể hiện tính mới mẻ, đa dạng, thu hút sự chú ý và lòng yêu mến của cộng đồng, góp phần làm cho hình ảnh của UNESCO trở nên gần gũi, ấm áp, hấp dẫn và thuyết phục trong nhân dân Việt Nam.

Dịch bệnh COVID-19 gây ra những khó khăn chưa có tiền lệ với tất cả các tầng lớp xã hội. Hoạt động của Liên hiệp và các tổ chức thành viên của Liên hiệp đều bị ảnh hưởng không nhỏ. Tuy vậy đại dịch Covid-19 đã không cản trở được Liên hiệp và các tổ chức thành viên của Liên hiệp nỗ lực chủ động thích ứng, hoạt động ổn định trong tình hình mới. Cùng với các đơn vị cơ sở của mình, Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam đã kịp thời có nhiều hoạt động linh hoạt, thiết thực với yêu cầu thực tiễn đặt ra. Trong giai đoạn khó khăn chưa từng có, Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam đã khẳng định tinh thần sẵn sàng đoàn kết, tập hợp nguồn lực chia sẻ khó khăn với tất cả các hội viên, tổ chức thành viên cũng như tầng lớp yếu thế trong xã hội cả bằng vật chất lẫn tinh thần để cùng vượt qua tác động của đại dịch.

Trải qua 3 thập kỷ với nhiều khó khăn thử thách, Liên hiệp vẫn vững vàng phát triển và có những đóng góp đáng tự hào đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nói chung, đối với sự nghiệp UNESCO nói riêng. 30 năm qua Liên hiệp đã vinh dự được Đảng, Nhà nước khen thưởng với nhiều phần thưởng cao quý: 01 Huân chương Lao động Hạng Nhất, 01 Huân chương Lao động hạng Nhì, 02 Huân chương Lao động Hạng Ba và nhiều Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, của Bộ trưởng các Bộ, ban ngành, nhiều tỉnh thành.

Những thành công của ngày hôm nay đều bắt nguồn từ nỗ lực không ngừng nghỉ trong quá khứ của các thế hệ lãnh đạo và hội viên Liên hiệp. Nhìn lại chặng đường đã qua, chúng ta thấy mình đã làm được nhiều việc. Nhưng vẫn còn nhiều nhiệm vụ lớn hơn nữa, thách thức hơn nữa đang chờ đợi ở phía trước. Ban Chấp hành Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam tin tưởng rằng cột mốc 30 năm mà chúng ta đang kỷ niệm hôm nay sẽ là điểm khởi đầu cho những chặng đường bền vững mới nhiều thành tựu dài 40 năm, 50 năm tới và xa hơn thế.

Tại cột mốc quan trọng này, toàn thể lãnh đạo và hội viên Liên hiệp cam kết sẽ luôn đồng lòng quyết tâm tiếp tục giữ vững vai trò, vị trí, sứ mệnh của Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam, luôn nỗ lực, năng động, sáng tạo hơn nữa để đóng góp vào sự phát triển chung của quốc gia và quốc tế.

PV


Theo Ngày Nay: https://ngaynay.vn/tu-hao-hanh-trinh-30-nam-phung-su-cua-lien-hiep-cac-hoi-unesco-viet-nam-post139441.html

Share.