Subscribe to Updates

    Facebook Instagram YouTube
    UNESCO-CEP
    • Về chúng tôi
      • UNESCO
      • VFUA
      • UNESCO-CEP
    • Tin Tức
      • Văn Hóa
      • Giáo dục
      • Khoa Học
    • Chương Trình
    • Dự Án
      1. Commit Việt Nam
      2. Green Talk
      3. Hành Trình Xanh
      4. The Beauty of Vietnam
      5. Today’s Voice
      6. View All

      Gần 2.000 người tham gia Ngày hội đi bộ vì Sức khỏe Gia đình và Cộng đồng

      20/12/2022

      4.000 người cam kết “Vì một Việt Nam tốt đẹp hơn”

      01/02/2015

      Chương trình chạy bộ đồng hành “VÌ MỘT VIỆT NAM TỐT ĐẸP HƠN”

      16/01/2015

      Golden Gate Group – Cùng cam kết vì một Việt Nam tốt đẹp hơn

      22/12/2014

      Hội thảo sinh viên – thắp lửa cho những trăn trở

      25/11/2014

      Thông báo đóng góp ý kiến cho Green Talk 2015

      10/07/2014

      [Giờ Xanh Toàn Quốc] Giờ Xanh Cho Em và Hành trình đến với Ước mơ

      13/05/2014

      Giờ Xanh Toàn Quốc – Lần 2

      13/05/2014

      Thông báo ngưng hoạt động dự án Hành Trình Xanh

      10/09/2015

      Don Nguyễn trải lòng khi lần đầu tham gia dự án cộng đồng

      15/06/2015

      Tưng bừng với buổi tập huấn TNV đầu tiên của dự án Hành Trình Xanh 2015

      26/01/2015

      Đêm trao giải cuộc thi Câu Chuyện Sân Ga

      15/11/2014

      Triệu Cuốn Sách Cho Em tại Văn Xuôi, Tu Mơ Rông, Kon Tum

      15/12/2015

      Triệu cuốn sách cho em tại Ấp Ràng, Củ Chi

      20/06/2015

      Ngày hội thiếu nhi 2015 tại Ba Chúc, An Giang

      04/06/2015

      Triệu cuốn sách cho em tại Trà Lĩnh, Cao Bằng

      29/05/2015

      Singapore Trip mùa 2 – Chuyến đi của những giấc mơ Việt

      22/01/2019

      Today’s Voice 2018: Chung tay đào tạo, phát triển thế hệ nhân tài Việt trẻ

      26/02/2018

      Nhìn lại hành trình “Nâng tầm người Việt trẻ” của Cộng đồng tài năng Việt – Thế hệ Tài Năng Việt Nam 2016

      17/05/2017

      ĐẤT NƯỚC NÀY KHÔNG THỂ CHỜ BẠN ĐƯỢC MÃI

      21/09/2016

      Gần 2.000 người tham gia Ngày hội đi bộ vì Sức khỏe Gia đình và Cộng đồng

      20/12/2022

      Singapore Trip mùa 2 – Chuyến đi của những giấc mơ Việt

      22/01/2019

      Today’s Voice 2018: Chung tay đào tạo, phát triển thế hệ nhân tài Việt trẻ

      26/02/2018

      Nhìn lại hành trình “Nâng tầm người Việt trẻ” của Cộng đồng tài năng Việt – Thế hệ Tài Năng Việt Nam 2016

      17/05/2017
    Facebook Twitter Instagram
    UNESCO-CEP
    Trang chủ » Trung Quốc hoàn thành tổ hợp kính viễn vọng quan sát Mặt trời lớn nhất thế giới
    Khoa Học

    Trung Quốc hoàn thành tổ hợp kính viễn vọng quan sát Mặt trời lớn nhất thế giới

    Ở rìa Cao nguyên Tây Tạng, các kỹ sư Trung Quốc vừa hoàn thành việc lắp đặt những phần cứng cuối cùng của tổ hợp kính viễn vọng nghiên cứu Mặt trời lớn nhất thế giới có tên Daocheng.
    15/11/20222
    Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr Email
    Một vòng tròn khổng lồ xếp thành từ các ăng-ten vô tuyến. Tổ hợp này sẽ giúp nghiên cứu các vụ phun trào trong bầu khí quyển bên ngoài của Mặt trời.
    Một vòng tròn khổng lồ xếp thành từ các ăng-ten vô tuyến. Tổ hợp này sẽ giúp nghiên cứu các vụ phun trào trong bầu khí quyển bên ngoài của Mặt trời.
    Share
    Facebook Twitter LinkedIn Pinterest Email

    Việc xây dựng Tổ hợp kính viễn vọng vô tuyến quan sát Mặt trời Daocheng (DSRT), bao gồm hơn 300 ăng-ten hình đĩa xếp thành một vòng tròn có chu vi hơn 3 km, đã được hoàn thành vào ngày 13/11. DSRT sẽ bắt đầu hoạt động thử vào tháng 6 năm sau. Tổ hợp này trị giá 100 triệu nhân dân tệ (khoảng 14 triệu USD), và sẽ giúp nghiên cứu các vụ phun trào năng lượng mặt trời và cách chúng ảnh hưởng đến các điều kiện xung quanh Trái đất.

    “Chúng ta đang bước vào thời kỳ hoàng kim của thiên văn học Mặt trời, nhờ rất nhiều kính viễn vọng Mặt trời lớn đang hoạt động”, Maria Kazachenko, nhà vật lý năng lượng mặt trời tại Đại học Colorado, Boulder, nói.

    Các công cụ quan sát Mặt trời đắc lực nhất hiện nay gồm Tàu thăm dò Mặt trời Parker của NASA hoạt động từ năm 2018, Tàu quỹ đạo Mặt trời của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu hoạt động từ năm 2020. Cả hai đều thu thập dữ liệu trong khi bay quanh Mặt trời.

    Chỉ trong 2 năm qua, Trung Quốc đã phóng ít nhất 4 vệ tinh quan sát Mặt trời. Đáng chú ý nhất, tháng 10 năm nay, Trung Quốc phóng Đài quan sát Mặt trời từ không gian, quan sát Mặt trời ở tần số tia cực tím và tia X. “Trung Quốc hiện có các thiết bị có thể quan sát mọi cấp độ của Mặt trời, từ bề mặt của nó đến bầu khí quyển ngoài cùng”, Hui Tian, ​nhà vật lý năng lượng Mặt trời tại Đại học Bắc Kinh, cho biết.

    Ding Mingde, nhà vật lý năng lượng mặt trời tại Đại học Nam Kinh, lưu ý rằng Daocheng sẽ cung cấp dữ liệu về các hoạt động của Mặt trời mà kính viễn vọng ở các múi giờ khác không thể nhìn thấy.

    Các kính viễn vọng ở tần số vô tuyến như DSRT có mục đích chính là tìm hiểu bầu khí quyển phía trên của Mặt trời, hay còn gọi là vành nhật hoa, cũng như các tia lửa mặt trời và các vụ phun trào vành nhật hoa (CME). CME là những vụ phun trào plasma nóng khổng lồ từ vành nhật hoa, xảy ra khi từ trường xoắn của Mặt trời “tạm ngưng” và sau đó kết nối lại. CME là “thiên tai” trong môi trường không gian, có thể làm hỏng các vệ tinh và phá lưới điện của Trái đất.

    Vào tháng 2, một CME tương đối yếu đã phá hủy 40 vệ tinh liên lạc Starlink do SpaceX. “Với số lượng vệ tinh trong không gian ngày càng tăng, nhu cầu dự báo thời tiết không gian tốt hơn cũng tăng”, Ding nói. Đây có thể sẽ là một ứng dụng của DSRT.

    Tổ hợp này có trường quan sát rộng, giúp quan sát sự phát triển của CME và quan sát cách các hạt năng lượng cao lan truyền trong không gian, Jingye Yan, kỹ sư trưởng của DSRT tại Trung tâm Khoa học vũ trụ Quốc gia thuộc Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc, cho biết. “Với thông tin này, chúng tôi có thể dự đoán liệu các vụ phun trào khối lượng vành nhật hoa có lan đến Trái đất hay không và khi nào”, Yan nói.

    313 ăng-ten của DSRT giúp thu cả các tín hiệu yếu để dự báo thời tiết không gian tốt hơn. Một số đài quan sát ở cùng dải tần số vô tuyến – từ 150 megahertz đến 450 megahertz – nhưng có ít ăng-ten hơn, chẳng hạn như kính viễn vọng vô tuyến Nançay ở Pháp với 47 ăng-ten, theo Yan.

    Các nhà nghiên cứu quốc tế sẽ được truy cập dữ liệu quan sát của DSRT, Yan nói. Và Trung tâm Khoa học Vũ trụ Quốc gia của Trung Quốc, nơi giám sát hoạt động của DSRT, có kế hoạch sử dụng tổ hợp này vào ban đêm cho các loại quan sát khác, chẳng hạn như nghiên cứu sao xung (pulsar). Trung Quốc cũng đang xây dựng một kính viễn vọng quang học mới trên Cao nguyên Tây Tạng ở Tứ Xuyên, dự kiến ​​hoàn thành vào năm 2026.

    Nguồn: https://www.nature.com/articles/d41586-022-03595-7
    https://www.nature.com/articles/d41586-022-03180-y

    Xuân Thu tổng hợp

    Share. Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr Email

    Related Posts

    Các sông băng của Greenland có thể tan nhanh gấp 100 lần so với dự đoán trước đây

    NASA thực hiện sứ mệnh quan sát nước trên bề mặt Trái đất

    Phát hiện mới về loài ‘khủng long vịt’ ở Mông Cổ

    Leave A Reply Cancel Reply

    Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.

    Tin nổi bật

    Gần 2.000 người tham gia Ngày hội đi bộ vì Sức khỏe Gia đình và Cộng đồng

    20/12/2022

    UNESCO xây dựng lộ trình chống phân biệt chủng tộc và phân biệt đối xử

    01/12/2022

    Hà Nội Rethink – khám phá Hà Nội qua nhiều lăng kính

    18/11/2022

    Kỷ niệm 35 năm ngày thông qua Nghị quyết tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại trụ sở UNESCO

    12/10/2022
    UNESCO-CEP trên Mạng Xã Hội
    • Facebook
    • Twitter
    • Pinterest
    • Instagram
    • YouTube
    • Vimeo
    Tin Mới Nhất

    Lễ hội thơ ca trở lại, chuyển địa điểm sang Hoàng thành

    14/01/2023

    “Chúng tôi muốn làm cho đời sống của thi ca được lan tỏa”, ông Nguyễn…

    UNDP cam kết hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi năng lượng xanh

    13/01/2023

    Vinh danh nghệ sĩ tiêu biểu năm 2022: Động lực và trách nhiệm để nghệ sĩ tiếp tục cống hiến

    09/01/2023

    Chung kết Creative Hunter 2022: Điểm nhấn của hành trình bảo tồn văn hóa Việt

    09/01/2023

    Subscribe to Updates

    Get news from UNESCO-CEP

    © 2023 Trung tâm UNESCO Văn hóa Giáo dục và Đào tạo (UNESCO-CEP)
    • Liên hệ

    Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.