Subscribe to Updates

    Facebook Instagram YouTube
    UNESCO-CEP
    • Về chúng tôi
      • UNESCO
      • VFUA
      • UNESCO-CEP
    • Tin Tức
      • Văn Hóa
      • Giáo dục
      • Khoa Học
    • Chương Trình
    • Dự Án
      1. Commit Việt Nam
      2. Green Talk
      3. Hành Trình Xanh
      4. The Beauty of Vietnam
      5. Today’s Voice
      6. View All

      Gần 2.000 người tham gia Ngày hội đi bộ vì Sức khỏe Gia đình và Cộng đồng

      20/12/2022

      4.000 người cam kết “Vì một Việt Nam tốt đẹp hơn”

      01/02/2015

      Chương trình chạy bộ đồng hành “VÌ MỘT VIỆT NAM TỐT ĐẸP HƠN”

      16/01/2015

      Golden Gate Group – Cùng cam kết vì một Việt Nam tốt đẹp hơn

      22/12/2014

      Hội thảo sinh viên – thắp lửa cho những trăn trở

      25/11/2014

      Thông báo đóng góp ý kiến cho Green Talk 2015

      10/07/2014

      [Giờ Xanh Toàn Quốc] Giờ Xanh Cho Em và Hành trình đến với Ước mơ

      13/05/2014

      Giờ Xanh Toàn Quốc – Lần 2

      13/05/2014

      Thông báo ngưng hoạt động dự án Hành Trình Xanh

      10/09/2015

      Don Nguyễn trải lòng khi lần đầu tham gia dự án cộng đồng

      15/06/2015

      Tưng bừng với buổi tập huấn TNV đầu tiên của dự án Hành Trình Xanh 2015

      26/01/2015

      Đêm trao giải cuộc thi Câu Chuyện Sân Ga

      15/11/2014

      Triệu Cuốn Sách Cho Em tại Văn Xuôi, Tu Mơ Rông, Kon Tum

      15/12/2015

      Triệu cuốn sách cho em tại Ấp Ràng, Củ Chi

      20/06/2015

      Ngày hội thiếu nhi 2015 tại Ba Chúc, An Giang

      04/06/2015

      Triệu cuốn sách cho em tại Trà Lĩnh, Cao Bằng

      29/05/2015

      Singapore Trip mùa 2 – Chuyến đi của những giấc mơ Việt

      22/01/2019

      Today’s Voice 2018: Chung tay đào tạo, phát triển thế hệ nhân tài Việt trẻ

      26/02/2018

      Nhìn lại hành trình “Nâng tầm người Việt trẻ” của Cộng đồng tài năng Việt – Thế hệ Tài Năng Việt Nam 2016

      17/05/2017

      ĐẤT NƯỚC NÀY KHÔNG THỂ CHỜ BẠN ĐƯỢC MÃI

      21/09/2016

      Gần 2.000 người tham gia Ngày hội đi bộ vì Sức khỏe Gia đình và Cộng đồng

      20/12/2022

      Singapore Trip mùa 2 – Chuyến đi của những giấc mơ Việt

      22/01/2019

      Today’s Voice 2018: Chung tay đào tạo, phát triển thế hệ nhân tài Việt trẻ

      26/02/2018

      Nhìn lại hành trình “Nâng tầm người Việt trẻ” của Cộng đồng tài năng Việt – Thế hệ Tài Năng Việt Nam 2016

      17/05/2017
    Facebook Twitter Instagram
    UNESCO-CEP
    Trang chủ » Báo cáo Duolingo tại Việt Nam năm 2022: Người Việt dành 15 phút mỗi ngày để học ngoại ngữ
    Giáo dục

    Báo cáo Duolingo tại Việt Nam năm 2022: Người Việt dành 15 phút mỗi ngày để học ngoại ngữ

    Theo Báo cáo Ngôn ngữ của Duolingo vào năm 2022, những người học ngoại ngữ đã quay trở lại với lịch trình và thói quen trước đại dịch và cách họ tiếp cận việc học ngoại ngữ đã có nhiều thay đổi. Nhờ vào ngôn ngữ, người học có thể tìm hiểu về các chủ đề mới như lịch sử, văn hóa đại chúng, hay các sự kiện quốc tế. Và với người học ngôn ngữ ở Việt Nam, nơi ứng dụng Duolingo đã trở nên hết sức phổ biến, điều này cũng không ngoại lệ.
    28/12/20225
    Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr Email
    Share
    Facebook Twitter LinkedIn Pinterest Email

    Tiếng Anh và tiếng Trung tiếp tục là hai ngôn ngữ phổ biến nhất. Ngôn ngữ phổ biến thứ 3 có sự khác biệt theo độ tuổi

    Hai ngôn ngữ hàng đầu được người dùng Duolingo tại Việt Nam học là tiếng Anh và tiếng Trung. Có thể nói, xu hướng học ngôn ngữ của người học tại Việt Nam có tính nhất quán cao. Trong cả hai năm 2021 và 2022, Tiếng Anh đứng vị trị đầu bảng, theo sau là tiếng Trung Quốc xếp ở vị trí thứ hai. 

    Về số lượng người học, tiếng Việt đứng ở vị trí thứ ba. Điều này cho thấy có nhiều người nước ngoài tới Việt Nam để du lịch hoặc làm việc đã nhận thấy giá trị của việc học tiếng địa phương. 

    Trong khi tiếng Anh và tiếng Trung là hai ngôn ngữ phổ biến nhất ở tất cả các nhóm tuổi tại Việt Nam, thì vị trí thứ 3 lại có sự khác biệt và điều này nói lên khá nhiều điểm thú vị về người học tại Việt Nam.

    Tiếng Hàn là ngôn ngữ phổ biến thứ ba đối với nhóm người học trong độ tuổi 13-29 tại Việt Nam

    Trong nhóm người học ở độ tuổi 13-29, tiếng Hàn là ngôn ngữ phổ biến thứ ba, phản ánh sự nổi tiếng của văn hóa Hàn Quốc trong giới trẻ Việt Nam.

    Đối với những người dùng từ 30 tuổi trở lên, điều đáng ngạc nhiên là tiếng Việt lại là ngôn ngữ đứng thứ 3 và thường được học bằng tiếng Anh. Điều này cho thấy nhu cầu học tiếng Việt của du khách, lao động người nước ngoài, và doanh nhân từ khắp nơi trên thế giới đang sinh sống tại Việt Nam là rất lớn.

    Người dùng Việt Nam coi trọng giá trị lâu dài của việc học

    Với những người mới bắt đầu học ngôn ngữ ở Việt Nam, rèn luyện trí não (29%) được cho là động lực hàng đầu. Con số này cao hơn nhiều so với những ghi nhận ở bất kỳ thị trường lớn nào khác của Duolingo, và Ấn Độ đứng ở vị trí thứ hai với chỉ 17%. Từ dữ liệu này, có thể kết luận người học Việt Nam rất quan tâm đến việc cải thiện bản thân và giữ cho trí não luôn nhạy bén.

    Rèn luyện trí não và Phục vụ việc học tập ở trường là hai động lực hàng đầu của người học ngôn ngữ tại Việt Nam

    Phục vụ việc học tập ở trường (24%) là lý do phổ biến thứ hai khiến người Việt Nam học ngôn ngữ. Những người trẻ tuổi thường chọn sử dụng các công cụ miễn phí, dễ tiếp cận như Duolingo để bổ sung thêm những gì họ đã và đang học tại trường. Điều này có thể do nhu cầu học tập trong môi trường quốc tế là khá lớn đối với học sinh sinh viên Việt Nam. Bên cạnh đó, số lượng người Việt tham gia thi Duolingo English Test – DET (Bài kiểm tra tiếng Anh trực tuyến của Duolingo – tạm dịch), tăng hơn 100% hàng năm. 

    Không chỉ giới hạn ở các thành phố lớn, học sinh Việt Nam ở hơn 125 thành phố trên khắp thế giới đã thi chứng chỉ DET vào năm 2022, và sử dụng kết quả này để đăng ký vào các chương trình học tại gần 30 quốc gia. Các trường đại học được sinh viên Việt Nam nộp hồ sơ nhiều nhất là Đại học Công nghệ Swinburne (Úc), Đại học Bang Arizona (Mỹ) và Đại học DePauw (Mỹ). Mỹ là quốc gia được sinh viên Việt Nam quan tâm đi du học nhất.

    “Mình đã tham gia nhiều lớp học ngoại ngữ trước đây, nhưng cách dạy ở các lớp học truyền thống khá thụ động. Trong khi đó, các lớp học trực tuyến thường bị ảnh hưởng bởi đường truyền internet không ổn định và có ít tương tác giữa giáo viên với học sinh. Duolingo thì khác, phương pháp học dễ dàng và nội dung đa dạng cho mình nhiều lựa chọn. Những lời nhắc nhở từ Duolingo cũng giúp mình duy trì thói quen học hàng ngày”, Tạ Đình Đoàn, nhà sản xuất video đang theo học tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Trung trên Duolingo, cho biết.

    Động lực phổ biến thứ ba để học một ngôn ngữ mới là gia đình và giá trị di sản (11%). Thông qua đây, người Việt cho thấy họ đánh giá cao sức mạnh của ngôn ngữ trong việc kết nối với những người thân yêu.

    “Trường học nơi tôi làm việc dần mở thêm những lớp công nghệ máy tính bằng tiếng Anh. Ngoài ra, con rể tôi là người Singapore chỉ nói được tiếng Anh nên tôi sử dụng Duolingo để nâng cao khả năng giảng dạy và giao tiếp với gia đình”, Bùi Duy Hoàng, Giáo viên tin học tại thành phố Hồ Chí Minh, chia sẻ.

    Không còn ở trong top đầu về động lực học ngoại ngữ, Du lịch chỉ chiếm 9% lý do trong số nhữngngười mới học ngôn ngữ ở Việt Nam. Bất chấp việc nới lỏng các hạn chế di chuyển quốc tế sau hai năm đại dịch, người học Việt Nam vẫn do dự trong việc học ngôn ngữ mới chỉ để đi du lịch. Thay vào đó, họ thích tìm kiếm những lợi ích lâu dài hơn từ việc học ngôn ngữ, ví dụ như cải thiện khả năng nhận thức (cognitive health) và kết nối ở tầng sâu sắc hơn với bạn bè và gia đình trên khắp thế giới. 

    “Mục tiêu của mình là hiểu nội dung bằng ngôn ngữ gốc khi xem phim. Mình đã từng dựa vào phụ đề tiếng Việt khi xem phim bằng tiếng Anh, nhưng giờ thì không cần nữa. Và bây giờ mình đang học tiếng Tây Ban Nha. Mình hy vọng có thể xem những gì mình muốn mà không cần phải đợi bản dịch hoặc có thể đọc các bài báo bằng tiếng Tây Ban Nha để có thêm kiến thức và mở rộng tầm nhìn. Hơn nữa, tiếng Tây Ban Nha khá thông dụng nên sau này nếu ra nước ngoài, có lẽ mình sẽ hòa nhập tốt hơn ở các nước nói tiếng Tây Ban Nha”, Nguyên, học sinh cuối cấp ở Cần Thơ, cho biết.

    Trong khi “du lịch” được coi là động lực chính của những người học mới trên khắp thế giới, thì người học Duolingo ở Việt Nam lại ít coi “du lịch” là động lực chính trong năm 2022.

    Những khám phá thú vị về việc học ngôn ngữ ở Việt Nam

    Việt Nam và tiếng Ukraina

    Xu hướng ngôn ngữ đáng chú ý nhất toàn cầu trong năm 2022 là số người học tiếng Ukraina tăng đột biến. Ngôn ngữ này đã tăng từ vị trí ngôn ngữ phổ biến thứ 38 vào năm 2021 lên thứ 30 vào năm 2022. Xu hướng này cũng được nhận thấy ở Việt Nam. Số lượng người dùng tại Việt Nam học tiếng Ukraina tăng 653% so với cùng kỳ năm ngoái, khiến ngôn ngữ này trở thành ngôn ngữ phát triển nhanh nhất tại Việt Nam vào năm 2022.

    Tiếng Ukraina trở thành ngôn ngữ phát triển nhanh nhất tại Việt Nam vào năm 2022

    Người Việt Nam đang học đa dạng các ngôn ngữ 

    Người dùng tại Việt Nam thể hiện sự yêu thích đa dạng về ngôn ngữ — đây là quốc gia duy nhất trong số 10 thị trường lớn nhất của Duolingo mà mỗi ngôn ngữ trong 5 ngôn ngữ hàng đầu đến từ một ngữ hệ khác nhau.

    Rất nhiều người học tiếng Việt ở Việt Nam

    Khóa học phổ biến nhất ở Việt Nam là tiếng Anh sang tiếng Việt, một điều hiếm thấy trên thế giới. Điều này phản ánh đã có một lượng lớn khách du lịch và người nước ngoài đến Việt Nam làm việc, đặc biệt kể từ khi các hạn chế đi lại được nới lỏng vào đầu năm 2022.

    Trên thực tế, cho đến nay, Việt Nam có số người học tiếng Việt nhiều nhất so với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, đứng sau là Hoa Kỳ và Úc.

    15 phút mỗi ngày và mùa hè là thời gian người dùng ở Việt Nam dành ra để học ngôn ngữ

    Người Việt Nam học nhiều nhất sau bữa tối (9-10 giờ tối) và vào giờ ăn trưa (11 giờ sáng – 12 giờ trưa). Ngoài ra, thời gian học trung bình của họ trên Duolingo là khoảng 15 phút mỗi ngày.

    Vào năm 2022, giai đoạn hè (từ giữa tháng 6 đến tháng 8) ghi nhận số lượng người dùng hoạt động hàng ngày cao nhất ở Việt Nam. Duolingo đã có một số hoạt động tại Việt Nam trong thời gian này, bao gồm những chương trình hợp tác đặc biệt với HBO Max cho ra mắt phim “House of the Dragon” (Gia Tộc Rồng) và chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của linh vật “Cú xanh” Duo trong dịp Tết Trung Thu.

    Theo Duolingo

    Share. Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr Email

    Related Posts

    Lan tỏa giá trị của nghệ thuật Chèo tới học sinh

    Đại học số 1 Australia xét tuyển thẳng học sinh 92 trường của Việt Nam

    Bộ sách Chào Tiếng Việt đến với Kiều bào tại Châu Âu

    Comments are closed.

    Tin nổi bật

    Gần 2.000 người tham gia Ngày hội đi bộ vì Sức khỏe Gia đình và Cộng đồng

    20/12/2022

    UNESCO xây dựng lộ trình chống phân biệt chủng tộc và phân biệt đối xử

    01/12/2022

    Hà Nội Rethink – khám phá Hà Nội qua nhiều lăng kính

    18/11/2022

    Kỷ niệm 35 năm ngày thông qua Nghị quyết tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại trụ sở UNESCO

    12/10/2022
    UNESCO-CEP trên Mạng Xã Hội
    • Facebook
    • Twitter
    • Pinterest
    • Instagram
    • YouTube
    • Vimeo
    Tin Mới Nhất

    Lễ hội thơ ca trở lại, chuyển địa điểm sang Hoàng thành

    14/01/2023

    “Chúng tôi muốn làm cho đời sống của thi ca được lan tỏa”, ông Nguyễn…

    UNDP cam kết hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi năng lượng xanh

    13/01/2023

    Vinh danh nghệ sĩ tiêu biểu năm 2022: Động lực và trách nhiệm để nghệ sĩ tiếp tục cống hiến

    09/01/2023

    Chung kết Creative Hunter 2022: Điểm nhấn của hành trình bảo tồn văn hóa Việt

    09/01/2023

    Subscribe to Updates

    Get news from UNESCO-CEP

    © 2023 Trung tâm UNESCO Văn hóa Giáo dục và Đào tạo (UNESCO-CEP)
    • Liên hệ

    Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.